Vùng đất Tiên Yên có lịch sử hình thành rất lâu đời. Những di chỉ khảo cổ học được tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng cho thấy con người đã cư trú ở đây vào thời kỳ đồ đá mới. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An. Thời Minh là huyện của phủ Tân Yên. Đến đời Lê, là châu Tĩnh Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên. Đời Nguyễn đổi thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Nay là huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi. Mùa đông khá lạnh, mùa hè dịu mát và nhiều mưa. Lượng mưa trung bình năm 2.427mm. Nhiệt độ trung bình năm 22,40C.
Dưới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển Hà Dong thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất Tiên Yên. Phía Bắc là vùng đồi núi trùng điệp của các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ nối tiếp với huyện Đình Lập và Bình Liêu. Phía Đông có dãy núi Pạc Sủi và Thang Châu chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển tạo thành vùng đồng bằng duyên hải. Qua dãy Pạc Sủi là thung lũng Đại Dực, còn nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây là thung lũng Tiên Yên.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi. Mùa đông khá lạnh, mùa hè dịu mát và nhiều mưa. Lượng mưa trung bình năm 2.427mm. Nhiệt độ trung bình năm 22,4 C.
Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực Miền Đông của tỉnh; phía Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, phía Đông giáp huyện Đầm Hà, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, phía Nam giáp huyện Vân Đồn. Với diện tích rộng 64.789 ha, đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ,...
- Địa hình: Địa hình Tiên Yên chủ yếu là đồi núi, thung lũng, có nhiều sông suối. Theo đặc điểm địa hình huyện có thể chia làm 2 vùng sau: Vùng miền núi gồm 6 xã: Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành; vùng đồng bằng ven biển gồm 6 xã, thị trấn: Đông Ngũ, Đông hải, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui và Thị Trấn.
1. Lối đi lại:
Được làm bằng bê tông; thuận tiện và xe container tải trọng lớn có thể đi vào tận vùng trồng
3. Nguồn nước: nguồn cung cấp nước từ nguồn nước sạch từ vùng trồng và kết hợp với lượng nước mưa thuận thiên.
4. Điện: Nguồn điện cung cấp từ điện lưới quốc gia
5. Vệ sinh và cảnh quan chung: sạch sẽ, gọn gàng
6. Máy móc thiết bị sử dụng: bà con ít sử dụng thiết bị trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, chủ yếu thủ công vì vậy góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.