- là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp...
Xem thêm
- là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén.
- Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v... Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Namchưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.
- Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.
- Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).